Trước đây, sự khác biệt giữa gạch ốp tường và gạch lát nền rất rõ ràng. Nhiều chủ thầu hay anh em thợ gạch cho rằng “gạch Ceramic cho tường – gạch Porcelain, Granite dùng cho sàn nhà” hay “gạch kích thước nhỏ dành cho tường – gạch khổ lớn dành cho sàn nhà”.
Tuy nhiên, ngày nay, do xu hướng thiết kế và công nghệ tiên tiến, có rất nhiều điểm giao thoa giữa hai dòng gạch này. Cả hai đều không chính xác, về lý thuyết, bạn có thể có một viên gạch Porcelain, Granite để ốp tường hoặc một viên gạch kích thước nhỏ cho sàn nhà.
Cùng Hòa Bình Minh phân biệt 2 dòng gạch này để chọn và thi công cho chuẩn nhé!
1. Công năng sử dụng
Cả gạch ốp tường và gạch lát nền đều được sử dụng trang trí trong nhà đóng vai trò bảo vệ và làm đẹp không gian. Đúng như tên gọi của chúng, công năng của mỗi dòng gạch cũng có những điểm khác biệt.
Gạch ốp tường giúp trang trí các bức tường bên trong giúp tránh ẩm mốc, hư hỏng. Tuy nhiên không phải nhà nào cũng chọn giải pháp ốp gạch cho bề mặt tường. Trong khi gạch lát nền được sử dụng để nhấn nhá cho bề mặt sàn, tạo thông thoáng cho môi trường sống và dễ vệ sinh.
2. Độ ma sát
Điểm khác biệt quan trọng giữa gạch ốp tường và gạch lát nền chính là ở hệ số ma sát, đây chính là yếu tố quan trọng quyết định loại gạch nào được sử dụng ở vị trí nào. Mỗi loại gạch đều có xếp hạng độ ma sát nhất định.
Gạch lát nền phải có độ ma sát tốt để đảm bảo đi lại an toàn. Hệ số ma sát càng cao thể hiện lực ma sát càng lớn, các mẫu gạch lát sân vườn thường có độ ma sát cực tốt. Ngược lại với gạch ốp tường, bạn không nhất thiết phải chọn gạch có độ ma sát quá lớn.
3. Độ chịu lực
Độ chịu lực là vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm khi chọn mua gạch ốp lát, đây cũng là điểm để phân biệt giữa gạch ốp và gạch lát. Gạch lát nền yêu cầu có độ chịu lực cao, vì đây là bề mặt tiếp xúc nhiều với đồ nội thất cũng như vật dụng đặt trên nền. Nếu gạch mà có độ cứng kém sẽ dễ nứt vỡ trong quá trình sử dụng. Trong khi đó gạch ốp tường không nhất thiết phải có độ chịu lực quá cao.
Hiện nay trên thị trường có 3 loại gạch phổ biến là gạch Ceramic, Porcelain và gạch Granite. Ceramic bao gồm phần xương gạch và lớp men mỏng tráng phủ bề mặt được in những họa tiết, hoa văn, màu sắc khác nhau. Cấu trúc chất liệu chính sản xuất phần xương gạch gồm 70% đất sét và 30 phần trăm là tràng thạch, fenspat.
Gạch Porcelain là dòng gạch có thành phần cốt liệu cấu tạo xương gạch gồm 70% bột đá, 30% đất sét và phụ gia. Xương gạch khá dày và thường có màu trắng.
Trong khi đó gạch Granite còn được gọi là gạch đồng chất, bởi gạch có chất liệu đồng nhất từ đáy đến bề mặt. Đây là một loại đá nhân tạo, được sản xuất từ 70% bột đá và 30% đất sét. Loại gạch này được chế tạo với cốt liệu chất lượng cao nên sở hữu rất nhiều ưu điểm: Độ cứng cao, chống chịu tốt các tác động khắc nghiệt từ ngoại cảnh nên thường được chọn nhiều làm gạch lát nền.
4. Kích thước
Sự đa dạng về kích thước gạch hiện nay cũng khiến người dùng đau đầu không biết nên chọn loại nào để phù hợp cho ốp tường và lát nền. Vì vậy mới có sự nhầm lẫn là gạch khổ lớn chỉ dùng để lát và gạch nhỏ chỉ dùng để ốp tường.
.
Nhưng điều này đã bị phá bỏ hoàn toàn bởi các xu hướng thiết kế mới hiện nay. Gạch kích thước 30x60cm trước đây chỉ để ốp tường thì nay hoàn toàn có thể dùng để lát sàn. Ngược lại gạch 60x60cm tưởng chỉ lát sàn lại hoàn toàn có thể dùng để ốp tường. Thông thường gạch ốp tường sẽ có kích thước nhỏ hơn so với các dòng gạch lát nền. Gạch lát nền sẽ ưu tiên những mẫu gạch vuông vức. Các mẫu gạch giả gỗ là minh chứng đầu tiên thể hiện rằng, gạch nhỏ vẫn dùng để lát sàn như thường.
Ngoài ra, 3 dòng gạch còn khác nhau về trọng lượng. Gạch ốp tường thường có trọng lượng gạch nhẹ hơn bởi chịu tác động của trọng lực lớn vì phải ốp trên bề mặt đứng. Còn gạch lát nền sử dụng trên bề mặt phẳng lại yêu cầu độ chịu lực nên thường có độ dày lớn hơn và có trọng lượng nặng hơn.
Khối lượng gạch ốp tường nhẹ hơn cũng đảm bảo độ bám dính tốt hơn, tránh hiện tượng tự rơi trong quá trình sử dụng. Với các dòng gạch ốp tường chuyên dụng, mặt sau của gạch cũng có các đường cắt sâu hơn để đảm bảo lượng vữa ăn sâu và gắn chắc trên bề mặt hơn.
Với công nghệ chế tạo ngày càng phát triển, hiện nay bạn hoàn toàn có thể sử dụng những mẫu gạch có độ dày lớn cho ốp tường bởi sự ra đời của keo dán gạch, với khả năng bám dính gấp đôi thậm chí gấp 3 lần so với vữa chuyên dụng.
5. Độ hút nước
Độ hút nước cũng cực kỳ quan trọng khi chọn gạch ốp tường và lát nền. Đúng là kích thước gạch nào cũng có thể sử dụng để ốp lát. Nhưng xét trên yếu tố chất lượng, độ hút nước của gạch ốp tường yêu cầu khoảng 10% cao hơn nhiều lần so với gạch lát nền yêu cầu độ hút nước 0.5%.
Yếu tố này không chỉ quyết định sự khác biệt giữa gạch ốp tường và gạch lát nền mà còn quan trọng khi lựa chọn cho không gian phòng bếp và phòng tắm. Mặt sàn phòng tắm cần có độ hút nước của gạch thấp vì đây là khu vực thường xuyên ẩm ướt. Nếu chọn gạch không đảm bảo sẽ khiến thấm xuống tầng dưới, gạch bị ố vàng và khó lau chùi.
6. Bề mặt gạch
Đây không phải là yếu tố quyết định đến sự khác biệt quá nhiều giữa gạch ốp tường và lát nền. Theo quan điểm xưa, gạch men bóng thường được sử dụng chủ yếu cho ốp tường bởi khả năng chống bám bẩn và dễ vệ sinh.
Nhưng ngày nay, người ta vẫn sử dụng gạch men matt cho ốp tường. Bạn hoàn toàn có thể thấy các thương hiệu gạch ốp lát cao cấp cả trong nước và nhập khẩu đều có gạch ốp tường và gạch lát nền men bóng và men matt để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng.
7. Họa tiết hoa văn
Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật, xét theo cảm quan có thể dễ dàng nhận thấy gạch lát nền và gạch ốp tường có sự khác biệt về họa tiết hoa văn. Các mẫu gạch lát sàn thường có vân họa tiết nhã nhặn nhẹ nhàng cùng màu sắc dịu mắt trong khi gạch ốp tường đa dạng về màu sắc, họa tiết gạch hơn (trừ dòng gạch bông). Gạch ốp tường có những viên điểm nổi bật không chỉ là vân đá, vân mây có thể là hoa lá cành, chai lọ, kẻ ô vuông thậm chí còn là họa tiết nổi 3D.
Trên đây Hòa Bình Minh đã chia sẻ về sự cơ bản khác nhau giữa gạch ốp và gạch lát. Hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn để lựa chọn và thi công chuẩn để tạo nên ngôi nhà mơ ước nhé.!
Tags: Các loại bề mặt gạch ốp lát, Gạch 15x90cm, Gạch 300x300mm, Gạch 500x500mm, Gạch 600x1200mm, gach 80x80cm, gachlatnen